10 CÁCH ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI TẠI NHÀ

26 Tháng Năm 2020

BẠN CÓ BIẾT??

Theo số liệu từ Viện Tim Mạch Việt Nam:

  • Thế giới có 80% và Việt Nam có 62% bênh nhân tại phòng khám có nguy cơ hoặc đang mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới?
  • Tần suất giãn tĩnh mạch ở người trưởng thành: 9 – 30%, nữ nhiều hơn nam (3 nữ/1 nam)?
  • Tại Pháp: 18 triệu người bị suy tĩnh mạch chi dưới, trong đó 10 triệu người giãn tĩnh mạch (INSEE)?
  • Khoảng 1% dân số bị loét chi dưới do nguyên nhân tĩnh mạch?
  • Tại Pháp: Kinh phí điều trị suy tĩnh mạch ~ 2,6% tổng chi phí cho ngành y tế.
  • Tại Hoa Kỳ: 1 tỷ USD/năm để điều trị loét mạn tính mãn tính

Hãy tham khảo một số cách chữa giãn tĩnh mạch tại nhà nhé.

1. Gừng

Gừng giúp giảm thiểu nguy cơ xuất hiện giãn tĩnh mạch.

Gừng giúp giảm thiểu nguy cơ xuất hiện giãn tĩnh mạch. Cắt gừng tươi thành từng miếng. Thêm chúng vào một ly nước sôi, để trong 10 phút. Lọc nước và thêm mật ong để uống 2-3 lần/ngày

2. Dấm táo

Nhờ đặc tính chống viêm, giấm táo giúp chữa giãn tĩnh mạch.

Nhờ đặc tính chống viêm, giấm táo giúp chữa giãn tĩnh mạch. Bôi giấm táo lên da và xoa bóp nhẹ nhàng khu vực này. Thực hiện điều này mỗi ngày trước khi đi ngủ.

3. Tỏi

Tỏi, nước cam và dầu ô liu bôi trên tĩnh mạch

Nghiền 6 tép tỏi và trộn nước ép 3 quả cam, 2 muỗng dầu ô liu. Bôi hỗn hợp trên tĩnh mạch trong khoảng 15 phút theo chuyển động tròn và để yên 15 phút. Lặp lại điều này hàng ngày.

4. Lá bắp cải

Lá cải bắp cũng có thể làm giảm sưng tĩnh mạch.

5. Kê chân cao bằng gối chống giãn tĩnh mạch giúp lưu thông máu, giảm áp lực lên thành mạch chân, giúp ngăn chặn các triệu chứng sớm của giãn tĩnh mạch như tê bì, vọp bẻ..

Kê chân cao bằng gối chống giãn tĩnh mạch.

Nâng chân: Có thể làm giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch và sưng phù chân cho những người bị suy giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn đầu. Để điều trị bệnh hiệu quả, cần nâng cao chân trên mức của tim, giữ chân ở vị trí này trong ít nhất 20 phút từ 3 - 4 lần/ngày;

6. Massage chân

Massage chân giúp hồi lưu tĩnh mạch

Là phương pháp giúp hỗ trợ lưu thông máu, đặc biệt là ở chân - nơi bị giãn tĩnh mạch. Kỹ thuật xoa bóp giãn tĩnh mạch là thực hiện nhẹ nhàng, tránh gây áp lực lên các tĩnh mạch lớn. Khi massage, nên sử dụng áp lực toàn bàn tay nhẹ nhàng hoặc dùng áp lực từ đầu ngón tay xoa bóp từ gót chân lên mắt cá nhân. Nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu thì nên ngừng massage và nâng cao chân;

7. Vận động chân

Vận động chân ngay khi có thể

8. Không mặc quần áo quá chật

Mặc quần áo thoải mái

9. Dùng tất ngăn giãn tĩnh mạch

Dùng tất(vớ) tĩnh mạch

10. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống sao cho khoa học, lành mạnh là biện pháp giải quyết tốt cho các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân. Một số lời khuyên cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân là:

  • Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C và E vì chúng giúp kích thích sản xuất collagen và elastin, giữ cho tĩnh mạch khỏe hơn, ít bị giãn hơn;
  • Nên bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu, hạt, yến mạch, hạt lanh, lúa mì, ngũ cốc,... vào chế độ ăn vì chúng có thể ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch;
  • Nên ăn bắp cải vì loại thực phẩm này giàu vitamin A, C, E, B1, B2, K, canxi, kali, magie, sắt, photpho,... và chất xơ, giúp phá hủy các chất lên men trong máu và giảm đau;
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa flavonoid như hành, cải bó xôi, bông cải xanh, cacao, tỏi, trái cây họ cam quýt, nho, anh đào, táo,... vì chúng giúp giảm áp lực động mạch, cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch, thu nhỏ tĩnh mạch bị giãn;
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu kali như hạnh nhân, các loại đậu, khoai tây, rau, cá hồi, cá ngừ,... vì chúng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân bằng cách giảm giữ nước trong cơ thể;
  • Pha 2 thìa giấm táo với nước để uống vì giấm táo có khả năng cải thiện lưu thông máu, giảm sưng tĩnh mạch.