ĐI BỘ CÓ TỐT CHO NGƯỜI BỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH?

25 Tháng Tám 2020

Theo bác sĩ Lê Thanh Phong, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, suy tĩnh mạch chi dưới rất thường gặp. Đây là một bệnh mạn tính ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Để điều trị hiệu quả cần phối hợp nhiều biện pháp, trong đó việc thay đổi lối sống đóng vai trò nền tảng.
Đa phần bệnh nhân sau khi bị suy giãn tĩnh mạch đã bỏ thói quen đi bộ, thậm chí một số người không dám vận động vì sợ làm bệnh nặng thêm. Tuy vậy đây là quan niệm sai lầm.
Đi bộ là môn thể dục nhẹ nhàng, không chỉ giúp thư giãn, loại bỏ căng thẳng, chống trầm cảm và nạp năng lượng. Đi bộ còn tiếp thêm sinh lực cho đôi chân, chống hoặc cải thiện suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về việc đi bộ đối với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch.

1. Đi bộ tác động cải thiện suy giãn tĩnh mạch chi dưới.


Thể tích và áp lực trong tĩnh mạch sẽ thay đổi khi đi bộ. Ở tư thế đứng yên, bàn chân tiếp xúc với mặt đất sẽ không có dòng chảy tĩnh mạch. Khi gót chân được nhấc lên cao, máu từ đám rối tĩnh mạch phía dưới gót chân và lòng bàn chân sẽ được đẩy lên các tĩnh mạch sâu của cẳng chân. Sau đó, động tác co cơ cẳng chân sẽ đẩy dòng máu về tĩnh mạch của vùng đùi. Cứ như thế, dòng máu sẽ chảy về tĩnh mạch cao hơn, rồi về tim.

Sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu đo được khi đang vận động tích cực cao hơn rất nhiều so với lúc đứng yên. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông. Việc đi bộ cũng giúp đẩy máu từ hệ tĩnh mạch sâu về tim tốt hơn, làm giảm áp lực của hệ tĩnh mạch nông. Nhờ đó giảm các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng của bệnh suy tĩnh mạch.
Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân mãn tính đi bộ ít hơn 10 phút mỗi ngày sẽ có nguy cơ loét chân cao hơn so với những người duy trì hoạt động thể dục trên 10 phút mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu đã nói như vậy, vì vậy người bệnh nên duy trì thói quen đi bộ.

đi bộ giúp giảm tĩnh mạch chi dưới

2. Thay đổi tích cực đến não


Theo Brightside, các nghiên cứu cho thấy đi bộ giúp cơ thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ, giảm nguy cơ bệnh Alzheimer, giảm căng thẳng thần kinh. Vì vậy mà tinh thần được giải toả stress, giúp ích cho việc điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch chân. Người bệnh chỉ cần dành 15-30 phút đi bộ mỗi ngày, sức khoẻ được cải thiện.


3. Giúp kiểm soát cân nặng


Như bạn đã biết, một trong những nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch là do cân nặng quá cỡ. Vì vậy việc đi bộ mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát được cân nặng, ngăn ngừa béo phì và cho phép duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng và giúp điều hoà sự trao đổi chất trong cơ thể.

Một số lưu ý khi đi bộ dành cho người bị suy giãn tĩnh mạch


Việc đi bộ thì người bệnh cũng cần có những vấn đề lưu ý. Đối với những bênh nhân chưa có thói quen đi bộ thì nên bắt đầu từ từ để chân thích nghi, sau đó tăng dần thời lượng và quãng đường đi bộ. Thời gian đầu có thể thấy khó chịu hoặc đau chân, những về sau sẽ cải thiện dần, đi bộ cần sự di chuyển linh hoạt của cổ chân mới mang lại hiệu quả cao.
Với những người bị loét chân do suy tĩnh mạch thì vận động cổ chân sẽ bị hạn chế nên cần được vật lý trị liệu cổ chân và liệu pháp giảm đau trước khi đi bộ.

Để tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở chân giảm một cách hiệu quả người bệnh nên kết hợp việc đi bộ với sử dụng gối chống giãn tĩnh mạch. Sau khi đi bộ, bệnh nhân có thể sử dụng gối kê chân thư giãn. Chỉ từ 15-20 phút mỗi ngày, đôi chân của bạn sẽ thoải mái hơn đồng thời tình trạng giãn tĩnh mạch sẽ giảm đáng kể.

gối chống suy giãn tĩnh mạch

Để lại bình luận của bạn