LOẠI BỎ NHỮNG THÓI QUEN VÔ CÙNG CÓ HẠI CHO DẠ DÀY

24 Tháng Mười 2020

PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Toại cho biết: “Có không ít người thường hay tụ tập rượu chè, ăn uống, bỏ bữa sáng, ăn nhiều và ăn thịnh soạn trong bữa tối, thức làm thêm giờ, ngủ muộn và quên ăn, bỏ bữa ... Trong cuộc sống, dạ dày của chúng ta thường phải chịu những tình trạng đó, lâu dần dẫn đến viêm dạ dày ruột cấp tính , nghiện rượu gây xuất huyết dạ dày và các bệnh dạ dày khác. Vì vậy, việc trang bị các thói quen tốt để bảo vệ dạ dày là điều hết sức cần thiết”.

Dạ dày nằm ở vùng bụng trên bên trái của cơ thể con người. Nó giống như một túi vải, có độ đàn hồi tốt, có thể lưu trữ và tiêu hóa thức ăn. Dưới nhu động của dạ dày và sự phân hủy các enzyme tiêu hóa, thức ăn được khuấy trộn hoàn toàn thành hỗn hợp giống như cháo tạo điều kiện cho tiêu hóa và hấp thu của ruột .

Trong trường hợp bình thường, nước có thể được tiêu hóa sạch chỉ trong vài phút, đường mất khoảng 2 giờ, protein và chất béo mất một thời gian tương đối dài.

Dạ dày của chúng ta trông mạnh mẽ và có thể tiêu hóa tất cả các loại hương vị ngọt, chua, đắng và cay, thức ăn mềm và cứng, nhưng nó yếu hơn nhiều so với chúng ta nghĩ.

Vì vậy, việc bảo vệ sức khỏe của dạ dày là điều hết sức cần thiết nên bạn hãy chú ý loại bỏ ngay những thói quen có hại cho dạ dày dưới đây:

1. Ăn quá nhanh


Ăn nhanh quá cũng được xem là một “thủ phạm” gây hại cho dạ dày. Theo các chuyên gia, sau khi thức ăn đi vào cơ thể, phải mất một khoảng thời gian dài để có thể chuyển tín hiệu từ dạ dày lên não và não sẽ có nhiệm vụ điều khiển việc tiết dịch vị ở dạ dày để tiêu hóa thức ăn và sau đó sẽ tiến hành nhận tín hiệu no từ dạ dày để có thể phát tín hiệu bạn nên ngừng ăn. Tuy nhiên, nếu như bạn ăn quá nhanh, lượng thức ăn sẽ được nạp vào cơ thể quá nhanh. Điều này khiến thức ăn không được tiêu hóa kĩ ở khoang miệng nên khi chuyển xuống dạ dày, dạ dày sẽ phải co bóp mạnh hơn để tiêu hóa. Từ đó, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương và giảm nhu động dạ dày
Đây chính là lý do tại sao các chuyên gia sức khỏe thường đưa ra lời khuyên đối với chúng ta là nên ăn chậm để các tín hiệu này được phát ra và nhận về kịp lúc, cần tránh tình trạng ăn quá nhiều vì ăn mãi chưa no. Điều này không những giúp bạn tránh bị tăng cân mà còn bảo vệ dạ dày tốt hơn.

loại bỏ thói quen không tốt đối với dạ dày

2. Vận động mạnh ngay sau khi ăn

Sau khi ăn, trong khoảng thời gian từ 1-3 tiếng, máu phải đổ dồn về cơ quan tiêu hóa để xử lý thức ăn. Lúc này, bạn nên vận động nhẹ nhàng để lượng máu phân bổ đều cho các cơ quan trong cơ thể ví dụ như đi bộ chậm rãi.
Nếu vận động mạnh ngay sau khi ăn, cơ thể sẽ phải dồn lượng máu nhiều hơn tới các cơ bắp khiến cho máu cung cấp cho các cơ quan tiêu hóa không đủ. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày, dạ dày sẽ phải co bóp mạnh hơn, do đó dễ gây bệnh đau dạ dày hoặc các bệnh tiêu hóa khác.


3. Ăn trước khi đi ngủ


Đây được xem là một trong những thói quen xấu diễn ra thường xuyên nhất của chúng ta. Đó là bởi vì nếu như bạn ăn nhiều trước khi đi ngủ thì ngay khi lúc bạn ngủ, các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ không được nghỉ ngơi. Lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia cho hay, vì thành phần protein có trong các loại thực phẩm sẽ kích thích quá trình tiết axit và dịch vị trong dạ dày để có thể tiêu hóa chúng.
Tuy nhiên trong thời gian này, dạ dày làm việc không thể năng suất như khi bạn thức được, do đó, thức ăn có thể không được tiêu hóa hết.. Thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết thì sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày dẫn đến hiện tượng đau bụng và đau dạ dày. Vì vậy nên tránh ăn ngay trước khi đi ngủ kể cả các món dễ tiêu hóa như sữa tươi, hoa quả.

4. Tắm ngay sau khi ăn


Trong quá trình tắm, các mạch máu ngoài da sẽ giãn nở ra, máu lưu thông mạnh đến các chi nên lượng máu chuyển đến cơ quan tiêu hóa và nội tạng bị hạn chế. Tình trạng này làm cho quá trình tiêu hóa bị trì trệ, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, dạ dày phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày. Thậm chí, những người bị cao huyết áp, bệnh tim, mỡ máu cao…có thể gặp biến chứng.
Nếu muốn đi tắm sau khi ăn, bạn nên chờ khoảng 1-3 tiếng để hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi và lượng máu đến cơ quan tiêu hóa không cần nhiều như khi vừa ăn xong.

loại bỏ thói quen không tốt đối với dạ dày


5. Stress


Các nghiên cứu cho rằng stress sẽ gây ra các thay đổi trong não và làm kích hoạt các thụ thể đau từ đó làm bạn nhạy cảm hơn với axit hơn là việc chỉ tăng một lượng axit nhỏ. Stress cũng có thể làm giảm sản xuất progtaglandin-chất bảo vệ dạ dày khỏi tác dụng của axit.
Khi bạn khó chịu, căng thẳng hay giận dữ, những cảm xúc xấu sẽ ảnh hưởng đến sự tiết dịch dạ dày, tiêu hóa và các chức năng khác khiến cho việc tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng, sức khỏe của dạ dày cũng bị đe dọa. Đó chính là lý do tại sao những người thường xuyên bị căng thẳng có nguy cơ bị bệnh viêm loét dạ dày cao hơn những người khác. Do đó, hãy biết điều tiết cảm xúc những như trạng thái tình cảm của cơ thể nhé!.

loại bỏ thói quen không tốt đối với dạ dày

6. Lạm dụng thuốc


Các loại thuốc giảm đau được biết đến như đau đầu, đau cơ, đau khớp… đều có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày. Khi dùng bất kì loại thuốc nào bạn cũng đều cần tham khảo tư vấn của bác sĩ, bởi vì một số loại thuốc có thể không "thân thiện" với dạ dày của bạn. Theo các nhà khoa học, khi uống các loại thuốc này, sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày bị kìm hãm, dẫn đến chảy máu dạ dày, thậm chí cả viêm loét dạ dày. Những tác động này có thể diễn ra rất âm thầm và đến khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng.
Bởi vậy, nếu không thực sự quá nghiêm trọng, bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau.

loại bỏ thói quen không tốt đối với dạ dày


7. Thời gian dùng bữa thất thường


Cuộc sống ngày càng tất bật, công việc cũng nhiều hơn khiến quỹ thời gian của mỗi người trở nên eo hẹp. Chính vì thế không ít người thường ăn uống thất thường nhưng điều này lại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
Các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện ra dạ dày là một cơ quan tuân thủ thời gian biểu nghiêm ngặt. Vì thế, khi đến giờ ăn dạ dày sẽ tiết ra nhiều dịch vị hơn để tiêu hóa thực phẩm. Nếu không có gì để tiêu hóa, chúng sẽ hủy hoại niêm mạc khiến bạn chịu nhiều đau đớn.


8. Vừa ăn vừa uống nước


Thông thường, mọi người đều uống nước trong khi ăn nhưng đây lại là một trong những thói quen không tốt cho dạ dày. Bởi việc uống nước trong khi ăn sẽ làm trung hòa lượng axit trong dạ dày từ đó khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn.
Ngoài ra, uống nước khi ăn khiến bạn trở nên lười nhai và nuốt nhanh hơn. Thức ăn chưa được nhai kỹ vẫn còn ở dạng cứng, to làm dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để nghiền thức ăn, từ đó đẫn đến nhiều căn bệnh về nguy hiểm về tiêu hóa.


9. Thức khuya


Tuổi thọ của các tế bào biểu mô ở niêm mạc dạ dày rất ngắn, và nó cần được tái tạo, tái tạo trung bình cứ sau 2 đến 3 ngày. Quá trình này thường được thực hiện vào ban đêm khi đường tiêu hóa được nghỉ ngơi. Nếu bạn thức khuya thường xuyên và đường tiêu hóa không được nghỉ ngơi cần thiết, khả năng sửa chữa của niêm mạc dạ dày sẽ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, một số người thức khuya cũng thích ăn đồ ăn khuya. Những thực phẩm này nằm trong dạ dày, sẽ khiến một lượng lớn dịch dạ dày tiết ra và gây kích thích niêm mạc dạ dày, dễ dẫn đến viêm loét dạ dày.

Để lại bình luận của bạn