NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY Ở TRẺ

01 Tháng Tám 2020

Nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản sau bữa ăn gây đau và một số triệu chứng liên quan khác. Tình trạng này thường được gây ra bởi cơ co thắt thực quản dưới . Đây là cơ dưới cùng của ống thực quản, mở ra để thức ăn di chuyển vào dạ dày và đóng lại để giữa thức ăn bên trong dạ dày. Do đó, khi LES giãn quá lâu có thể khiến axit và thức ăn trào ngược vào thực quản, gây buồn nôn, ợ nóng và các triệu chứng trào ngược dạ dày khác.
Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, thường có nguy cơ trào ngược cao, do LES yếu và một số nguyên nhân sau:
· Hệ tiêu hóa, dạ dày của trẻ nhỏ còn non yếu, chưa hoàn thiện nên khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém, cơ co thắt của dạ dày cũng chưa ổn định dễ gây trào ngược.
· Tư thế bú sữa của trẻ nếu trẻ nằm ngang thì sữa rất dễ bị trào ngược lên khi vừa xuống dạ dày.
· Đối với trẻ lớn hơn như 4 tuổi, 6 tuổi nguồn thức ăn cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ. Điển hình là các loại đồ ăn nóng cay hoặc chứa caffeine.
· Bé bị mắc khuyết tật bẩm sinh ở các cơ quan tiêu hóa, dạ dày, điển hình như co thắt thực quản dưới, thoát vị hành…
· Gia đình có tiền sử bị trào ngược dạ dày, bố hoặc mẹ mắc bệnh hoặc cả hai.
· Trẻ không may tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá rất dễ dẫn đến tình trạng bị trào ngược dạ dày thực quản.

Biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị trào ngược dạ dày
Chứng ợ nóng, khó tiêu axit là triệu chứng và và dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản phổ biến nhất. Chứng ợ nóng kéo dài có thể gây đau xương ức, đau ngực. Cơn đau có thể di chuyển đến cổ, cổ họng và gây viêm họng. Tình trạng này thường trở nên nghiêm trọng hơn sau khi ăn, nằm xuống hoặc cúi đầu sau bữa ăn.
Trẻ ở độ tuổi khác nhau bị trào ngược dạ dày có thể có các triệu chứng trào ngược không giống nhau. Trẻ có thể bị ho khan, khó nuốt hoặc gặp các triệu chứng như hen suyễn. Đôi khi trẻ có thể không bị ợ nóng hoặc đau họng.
Mặc dù trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có các triệu chứng khác nhau nhưng hầu hết các trường hợp, trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu như:
· Ợ nóng
· Chán ăn, không muốn ăn
· Đau dạ dày hoặc đau ở vùng bụng
· Quấy khóc giữa bữa ăn
· Nôn thường xuyên
· Bị nấc cụt
· Thở khò khè hoặc khó thở
· Ho thường xuyên đặc biệt là vào ban đêm
Ngoài ra, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng không phổ biến khác như:
· Thở khò khè hoặc viêm phế quản
· Thường xuyên có các dấu hiệu cảm lạnh
· Bị nhiễm trùng tai giữa
· Bị đau họng vào buổi sáng
· Có vị chua trong miệng

Trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?
Một số trẻ sơ sinh và trẻ em bị trào ngược dạ dày thực quản có thể không nôn. Tuy nhiên, axit và thức ăn vẫn di chuyển lên thực quản và có thể tràn vào khí quản. Điều này có thể dẫn đến hen suyễn hoặc bệnh viêm phổi.
Nôn là dấu hiệu phổ biến ở trẻ bị trào ngược dạ dày. Điều này có thể dẫn đến tình trạng kém dinh dưỡng và giảm cân không rõ lý do. Ngoài ra, theo thời gian tình trạng trào ngược dạ dày có thể dẫn đến một số biến chứng như:
· Viêm thực quản.
· Hình thành các vết loét bên trong thực quản, có thể gây đau và chảy máu.
· Loét và chảy máu có thể gây thiếu các tế bào hồng cầu và thiếu máu.
· Thu hẹp thực quản hoặc xuất hiện các khối polyp bên trong thực quản.
· Hình thành bệnh thực quản Barrett, là một tình trạng có các tế bào bất thường xuất hiện bên trong niêm mạc thực quản.

Cách khắc phục trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ?

  1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
    Trong nhiều trường hợp thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày. Bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp cải thiện các triệu chứng như:
    Dành cho trẻ dưới 12 tháng tuổi:

        Sau khi cho trẻ bú, hãy giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng trong 30 phút.
        Nếu trẻ bú bình, hãy đảm bảo sử dụng bình sữa đúng cách để tránh tình trạng bé nuốt quá nhiều không khí. Cha mẹ có thể thử nhiều loại núm vú khác nhau để tìm ra loại phù hợp nhất.
        Thêm ngũ cốc gạo vào sữa có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
        Vuốt lưng hoặc ngực để giúp bé ợ trong lúc bú sữa cũng có thể cải thiện tình trạng ợ hơi và đầy bụng.

    Cho trẻ ăn đúng cách để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản
    Dành cho trẻ em trào ngược dạ dày thực quản:

        Theo dõi lượng thức ăn bé tiêu thụ. Hạn chế các loại thực phẩm chiên, quá nhiều chất béo, bạc hà, chocolate, đồ uống có chứa caffeine, trái cây họ cam quýt và các sản phẩm cà chua.
        Cho bé ăn nhiều bữa ăn nhỏ thay vì một bữa ăn lớn. Thêm các món đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn và hạn chế lượng thức ăn tiêu thụ trong một lần.
        Nếu trẻ thừa cân hoặc béo phì, hãy liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng và lên kế hoạch giảm cân.
        Ăn tối sớm, ít nhất là trước 3 giờ trước khi đi ngủ.

  2. DÙNG GỐI TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY KÊ CAO PHẦN THÂN TRÊN CƠ THỂ BÉ
    Nhiều bố mẹ đang tìm các sản phẩm hỗ trợ để điều trị bệnh cho bé. Hiện nay gối chống trào ngược dạ dày đang được nhiều cơ sở y tế, bệnh viện, các bậc phụ huynh cho con nhỏ sử dụng như một giải pháp nhằm ngăn chặn hiện tượng trào ngược thực quản sinh lý ở trẻ.

Gối chống trào ngược cho bé Yorokobi

Để lại bình luận của bạn