SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN NÊN KHÁM Ở ĐÂU ?

30 Tháng Mười Một 2020

Giãn tĩnh mạch chân đang ngày càng trẻ hoá. Đây là căn bệnh mà hệ thống tĩnh mạch bị suy giảm chức năng và lưu thông tuần hoàn máu không được ổn định dẫn đến tắc nghẽn, các tĩnh mạch bị ứ đọng lại. Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân dễ thấy nhất đó là các vết gân xanh nổi nhiều trên chân, kèm theo sự khó chịu với cảm giác nặng chân, đau rát chân.

giãn tĩnh mạch

Khi bạn phát hiện cơ thể mình có những dấu hiệu như xuất hiện những vết như xuất huyết dưới da, những búi mạch bị lộ rõ lên bề mặt da, chân hay tay thường xuyên có cảm giác đau nhức, tê bì chân tay, mỏi chân, tê chân, kiến bò trong chân…thì hãy lên cho mình lịch trình kiểm tra và nhận tư vấn điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch tận gốc của những cơ sở uy tín.

Tổng hợp triệu chứng thường gặp của suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện

- Những cơn đau, mỏi âm ỉ vùng đùi và bắp chân do ngồi hoặc đứng quá lâu

- Sự sưng tấy và co giãn của tĩnh mạch

- Chuột rút và chứng rung chân

- Tĩnh mạch có nhiều màu xanh nhạt hoặc tím thẫm

- Ngứa ở vùng xung quang tĩnh mạch như khu vực da chân bị loét hoặc đầu gối

- Di chuyển chân trở nên khó khắn hơn do cảm giác tức nặng, mỏi chân

Bị suy giãn tĩnh mạch thường không được chủ quan và nên đi khám sớm để tránh trường hợp bệnh xuất hiện các triệu chứng nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm như chảy máu, loét chân, đi lại khó khăn….Khi đó, việc chữa trị trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ tại các phòng khám chuyên khoa hoặc các đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Làm thế nào để xác nhận bệnh giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch nhện?

Hiện nay, có rất nhiều cách xác định xem chúng ta có mắc bệnh giãn tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch nhện. Bác sĩ thường đánh giá bằng thăm khám, hỏi bệnh sử và siêu âm Doppler mạch máu,...

Về bệnh sử: Những vấn đề liên quan đến tĩnh mạch, chấn thương chân hoặc loét tĩnh mạch đã xảy ra cần được xem xét trong quá trình chữa trị giãn tĩnh mạch

Việc xem xét tiền sử mắc bênh của gia đình cũng rất quan trọng nhằm xác định yếu tố di truyền từ gia đình. Nếu xuất hiện dấu hiệu như chuột rút chân, mệt mỏi hoặc sưng thì hãy đến và tìm chẩn đoán sớm nhất từ bác sĩ địa phương

Suy giãn tĩnh mạch nên khám ở đâu?

Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý của khoa tim mạch nên để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp nhất, chúng ta cần phải đến những cơ sở y tế có chuyên khoa Tim mạch uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm để được thăm khám và sớm biết hướng điều trị đúng cách, an toàn và hiệu quả. Sau đây chúng tôi giới thiệu một số địa chỉ khám suy giãn tĩnh mạch chân uy tín trong nước.

Khu vực miền Bắc


1. Viện Tim mạch Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ: Khu nhà C – Bệnh viện Bạch Mai, số 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội
2. Bệnh viện Tim Hà Nội
Địa chỉ: Số 92 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
3. Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện E
Địa chỉ: Số 89 Trần Cung, quận Cầu Giấy, Hà Nội
4. Bệnh viện Đa khoa Đông Đô
Địa chỉ: Số 5 Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội
5. Phòng khám Nội Tim Mạch Thăng Long
Địa chỉ: Số 106 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội


Khu vực miền Trung

1. Bệnh viện Đa khoa Nghệ An.
Địa chỉ: Km5 Đại lộ Lenin – Xóm 14 – TP Vinh – Nghệ An.
2. Bệnh viện Đà Nẵng
Địa chỉ: 124 Hải Phòng – Thạch Thang – TP Đà Nẵng.


Khu vực miền Nam


1. Bệnh Viện Quốc tế City
Địa chỉ: Số 3, đường 17A, Bình Trị Đông B, Bình Tân, TPHCM.
2. Bệnh Viện Nhân Dân 115
Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10, TP Hồ Chí Minh
3. Bệnh Viện Tim Tâm Đức
Địa chỉ: Số 4 Nguyễn Lương Bằng – Phường Tân Phú – Quận 7 – TP Hồ Chí Minh
4. Bệnh Viện Tim TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 88 Thành Thái - Phường 12 – Quận 10 – TP Hồ Chí Minh
5. Bệnh Viện Trưng Vương
Địa chỉ: 266 Lý Thường Kiệt, phường 14, Quận 10, Hồ Chí Minh
6. Bệnh Viện Chợ Rẫy
Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh – Phường 12 – Quận 5 – TP Hồ Chí Minh

Lời khuyên chuyên gia

Bên cạnh việc thăm khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín, người bị suy giãn tĩnh mạch cần bỏ túi cho mình chế độ ăn uống khoa học và chế độ tập luyện hợp lý

Kết hợp sử dụng vớ,tất tĩnh mạch và sử dụng gối chống giãn tĩnh mạch để giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Nhất là bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch mà không dùng được thuốc

Để lại bình luận của bạn