SUY GIÃN TĨNH MẠCH KHI MANG THAI

08 Tháng Tám 2020

1. Vì sao bị suy giãn tĩnh mạch khi mang thai?

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai là tình trạng trên các mạch máu sưng, nổi gồ, dễ dàng nhìn thấy trên da những đường mạch máu màu tím, xanh ngoằn ngoèo, vị trí thường thấy là bắp chân.
Ngoài biểu hiện nổi gồ dưới bề mặt da, chứng suy giãn tĩnh mạch còn gây ra các triệu chứng như đau nhức chân, nặng nề ở chân, gây khó chịu khi sinh hoạt, đi lại, và còn có thể khiến bà bầu bị mất ngủ.
Chứng suy giãn tĩnh mạch khi mang thai là do các nguyên nhân sau gây ra:


• Thay đổi lưu lượng máu: Mang thai làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ để nuôi dưỡng bào thai, do đó tạo áp lực đối với các tĩnh mạch ở chân.

• Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, hormone sinh dục nữ progesterone tăng lên làm giãn và sưng những tĩnh mạch.
• Thai nhi phát triển gây chèn ép: Khi bào thai càng phát triển tăng dần kích thước sẽ chèn ép lên các tĩnh mạch (đặc biệt là tĩnh mạch chủ dưới), làm giảm lưu thông máu và gây suy giãn tĩnh mạch ở bà bầu.
• Di truyền hoặc đã suy giãn tĩnh mạch ở lần mang thai trước: Gia đình có người bị suy giãn tĩnh mạch (thường là phụ nữ), hoặc trong lần mang thai trước đã bị suy giãn tĩnh mạch sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này và bệnh thường tiến triển nặng hơn.
Các nguyên nhân khác: Mang đa thai, bị thừa cân, béo phì, hoặc thường xuyên đứng lâu, đi nhiều (do công việc) sẽ tạo áp lực đối với tĩnh mạch ở chân và gây suy giãn tĩnh mạch khi mang thai.

2. Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai nguy hiểm không?

Chứng suy giãn tĩnh mạch khi mang thai hầu như chỉ gây ra những bất tiện cho bà bầu như đau, ngứa và mất thẩm mỹ trong thời gian ngắn. Vì vậy các bà bầu không nên quá lo lắng về suy giãn tĩnh mạch mà ảnh hưởng tới em bé bởi thông thường sau khi sinh em bé xong thì khoảng một vài tháng sau sẽ cải thiện.

Tuy nhiên, một số ít trường hợp suy giãn tĩnh mạch tiến triển thành huyết khối tĩnh mạch bề mặt. Bệnh này thường không gây nguy hiểm, khi huyết khối lớn sẽ làm căng tĩnh mạch và gây ra các triệu chứng như sưng, nóng, đỏ vùng da xung quanh, và có thể gây đau.
Nếu suy giãn tĩnh mạch khi mang thai tiến triển thành huyết khối tĩnh mạch bề mặt thì bà bầu nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị, bởi vì huyết khối nặng có thể gây nhiễm trùng vùng xung quanh.

Huyết khối tĩnh mạch bề mặt do suy giãn tĩnh mạch ở bà bầu có thể bị nhầm lẫn với huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Những phụ nữ mắc chứng rối loạn đông máu hoặc thường xuyên phải nằm trong thời gian dài có khả năng bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Bệnh có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, nhưng cũng có thể gây đau, sưng ở đùi, cẳng chân hoặc mắt cá chân, nhất là khi đứng hoặc co, duỗi chân.

Ngoài ra chị em cần lưu ý là mặc dù suy giãn tĩnh mạch khi mang thai có thể tự hết nhưng sau đó có thể nguy cơ  tái phát trở lại. Do vậy chị em cần trang bị cho mình những cách phòng ngừa nhất định.

3. Cách phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch khi mang thai

Để phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch khi mang bầu , các mẹ cần chú ý:
• Hạn chế hoặc tránh việc ngồi hoặc đứng trong thời gian dài. Thay vào đó, nên đi lại, vận động nhẹ nhàng ( bài tập yoga) để lưu thông máu tốt;


• Khi ngồi hoặc nằm ngủ nên kê chân để máu lưu thông tốt: Để tạo sự thoải mái cho giấc ngủ, khuyến cáo nên kê chân cao bằng gối chuyên dụng YOROKOBI giúp máu lưu thông dễ dàng, đồng thời ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng giãn tĩnh mạch, chèn ép hoặc chuột rút ở vùng dưới của cơ thể mẹ bầu.

Thông thường, vào thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ, thai còn nhỏ và chưa có nhiều tác động lên cơ thể người mẹ. Vậy nên, thời gian này mẹ có thể chưa cần sử dụng đến các loại gối kê chân cho bà bầu. Nên dùng gối chống giãn tĩnh mạch cho bà bầu vào tháng thứ 4 của thai kỳ, lúc đó cơ thể mẹ sẽ chịu nhiều tác động với nhiều dấu hiệu nhức mỏi chân, lưng, hông

Nên gác chân cao khi ngồi hoặc nằm để lưu thông máu về tim
• Khi nằm nên chú ý nằm nghiêng về bên trái để làm giảm áp lực đối với tĩnh mạch;


• Nên chú ý ăn uống để kiểm soát tốt cân nặng, không nên tăng cân quá nhanh


• Massage cơ thể và đôi chân khi mệt mỏi, nếu bạn có vần đề về tĩnh mạch sâu hãy massage chân thường xuyên, hàng ngày khi thai lớn
• Mang giày thoải mái: đặc biệt là khi bạn ra ngoài giúp giảm đau chân và lưng khi mang thai. Khi bạn về nhà, chuyển sang một đôi dép mềm.
• Uống nhiều nước: uống 1500ml -2000ml nước mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ natri dư thừa và các sản phẩm thải khác, giảm thiểu sưng phù và tránh cô đặc máu, phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu.