TẠI SAO NỮ GIỚI CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH HƠN NAM GIỚI?

21 Tháng Chín 2020

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới xuất phát từ yếu tố hormone, vai trò mang thai, kèm theo những thói quen nghề nghiệp và đặc trưng trong lối sống.

Tính chất công việc:

Việc đứng hoặc ngồi lâu gây tăng áp lực tĩnh mạch, hạn chế việc máu lưu thông từ chân về tim. Tình trạng này kéo dài gây ra suy giãn tĩnh mạch. Đặc trưng này dễ gặp nhất ở nhóm đối tượng nhân viên văn phòng, giáo viên, PG, người mẫu, nhân viên bán hàng…


Nhu cầu làm đẹp:

Đối với phái đẹp, một đôi giày cao gót sẽ mang đến sự tự tin sải bước. Tuy nhiên, hiếm ai ngờ đến đó cũng là vật tiếp tay cho bệnh suy tĩnh mạch. Lý do là mang giày cao gót khiến lực tập trung ở ngón chân thay vì dàn đều khắp bàn chân, đưa đến lực đẩy máu từ chân về tim giảm đáng kể. Bên cạnh đó, việc mặc quần áo bó sát, nhất là ở vùng eo và vùng đùi cản trở máu về tim làm tăng nguy mắc bệnh ở phụ nữ
Thói quen “ngồi vắt chéo chân" lặp lại hàng ngày không chỉ gây ra các bệnh về lưng, cổ mà còn ảnh hưởng đến tĩnh mạch của nữ giới.

tại sao nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới
Do hormone giới tính nữ


Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến phụ nữ hay bị giãn tĩnh mạch hơn nam giới. Những phụ nữ có lượng progesterone cao thường gặp tình trạng giãn và sưng các tĩnh mạch. Progesterone có ảnh hưởng đến các tĩnh mạch hiển, tĩnh mạch chân lớn. Progesterone cũng gây ra tình trạng giãn thành mạch máu khiến các van nhỏ bên trong các mạch suy yếu, dần đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch.


Do quá trình mang thai

tại sao nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới

Phụ nữ mang thai dễ bị suy giãn tĩnh mạch do:

- Sự chèn ép của tử cung: Khi em bé trong bụng càng phát triển, tử cung lớn lên sẽ càng chèn ép tĩnh mạch, làm tăng áp lực tĩnh mạch lên gấp nhiều lần bình thường dẫn tới giảm lưu thông máu. Việc giảm lưu thông máu do sự chèn ép của tử cung cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ suy giãn tĩnh mạch hơn.

- Sự gia tăng lượng máu khi mang thai: Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên, làm tăng thêm gánh nặng cho tĩnh mạch chân.
- Sự gia tăng của hóc- môn sinh dục nữ khi mang thai: Lượng progesterone tăng lên dẫn đến tình trạng giãn, sưng các tĩnh mạch, hình thành các tĩnh mạch hình sợi hay tĩnh mạch dạng mạng nhện.
- Khả năng bị suy giãn tĩnh mạch của thai phụ sẽ cao hơn nếu các thành viên khác trong gia đình mắc bệnh này. Suy giãn tĩnh mạch hay gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Nếu trước khi mang thai đã bị suy giãn tĩnh mạch, tình trạng đó có xu hướng trở nên nặng hơn với mỗi lần mang thai và khi lớn tuổi.
- Thừa cân, mang song thai, đa thai, hoặc thường xuyên đứng trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch.

Do cân nặng thay đổi:

Nhiều chị em luôn bị ám ảnh bởi cân nặng, luôn tăng giảm cân thiếu kiểm soát để có vóc dáng ưng ý cũng là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Vậy làm sao để  phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân? Chị em nên lưu ý một số điều sau:

+ Tránh đứng, ngồi một chỗ quá lâu

+ Hạn chế đi giày cao gót, ngồi bắt chéo chân

+ Tập thể dục nhẹ nhàng

+ Nên sử dụng gối kê cao chân từ 15-20cm khi ngủ

gối chống suy giãn tĩnh mạch

Để lại bình luận của bạn