THÓI QUEN SAI LẦM CỦA NGƯỜI BỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH.
Sai lầm 1.Bị suy giãn tĩnh mạch nên hạn chế đi bộ
Nhiều người thường bỏ thói quen đi bộ khi biết mình bị suy tĩnh mạch, bởi sợ đi bộ khiến máu dồn xuống 2 chân nhiều hơn và làm nặng thêm tình trạng suy tĩnh mạch. Tuy nhiên, đi bộ là môn thể thao rất có lợi cho sức khỏe. Chuyển động của đôi chân không những tốt cho hệ tim mạch mà còn giúp giảm cân, ngăn ngừa béo phì.
Đối với hệ tĩnh mạch, động tác đi bộ làm co thắt các cơ cẳng chân, ép vào các tĩnh mạch sâu, làm cho máu tĩnh mạch được đẩy về tim tốt hơn, giảm ứ đọng ở các tĩnh mạch nông, giảm các triệu chứng đau nhức và khó chịu của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới. Do đó, những người bị suy giãn tĩnh mạch nên tập và duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày. Với những bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch các bác sỹ khuyên rằng nên dùng băng ép. Khi bạn đi bộ xong và đang nghỉ ngơi, hãy nâng chân của bạn cao hơn để máu có thể dễ chảy về tim hơn.
Đối với những bệnh nhân chưa có thói quen đi bộ thì nên bắt đầu từ từ sau đó tăng dần thời gian và lượng quãng đường đi bộ. Thời gian đầu có thể sẽ khó chịu hoặc đau chân nhưng dần dần bạn sẽ cảm thấy đôi chân mình khoẻ hơn và đồng thời cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở chi dưới.
Sai lầm 2: Người bị suy giãn tĩnh mạch không nên gác cao chân
Đối với những người bị giãn tĩnh mạch chân, giãn tĩnh mạch chi dưới việc nâng cao chân so với tim sẽ giúp máu chảy về tim và giảm áp lực lên thành mạch, từ đó làm van tĩnh mạch không bị quá tải, giảm thiểu tối đa tình trạng giãn tĩnh mạch. Thời gian tốt nhất để nâng cao đôi chân của bạn là vào cuối ngày làm việc hoặc trước khi đi ngủ
Chỉ cần 20 phút mỗi ngày có thể đảo ngược tác dụng của trọng lực lên chân của chúng ta. Chúng ta có thể sử dụng Gối chống giãn tĩnh mạch để kê chân khi ngủ để chất lỏng hấp thụ nhanh hơn, tăng sự trao đổi chất dinh dưỡng trong chân của bạn cho cả đêm. Kê cao chân cao hơn tim giúp máu lưu thông tốt hơn về tim. Đôi chân của bạn sẽ cảm thấy nghỉ ngơi nhiều hơn và đặt trạng thái thỏa mái hơn vào sáng hôm sau.
Bên cạnh đó người bị bệnh không nên xoa dầu nóng vào chân, ngâm chân bằng nước nóng khi có biểu hiện bệnh suy giãn tĩnh mạch. Tập luyện thường xuyên những bài tập tốt cho hệ tĩnh mạch chân. Khi có biểu hiện suy giãn tĩnh mạch chi dưới, bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám, không nên tự ý mua thuốc sử dụng.
Sai lầm 3:Người bị suy giãn tĩnh mạch ngâm chân với nước nóng mỗi ngày
Nhiều người bệnh tĩnh mạch thường hay thoa dầu nóng hay ngâm chân vào nước nóng vì nghĩ rằng làm thế sẽ bớt đau. Nhưng thực ra, đây là một quan niệm sai lầm, nó góp phần làm cho người bệnh đau nhức chân nhiều hơn và làm tăng cảm giác khó chịu.
Như chúng ta biết, bệnh suy tĩnh mạch có nguồn gốc từ việc các van tĩnh mạch bị hư hỏng, làm ứ đọng máu tĩnh mạch, giãn các mạch máu nhỏ, tăng áp lực trong tĩnh mạch, gây viêm và làm đau.
Bác sĩ chuyên khoa mạch máu chia sẻ, trong bệnh suy giãn tĩnh mạch, nóng sẽ làm tĩnh mạch suy giãn nhiều hơn và có xu hướng làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh. Vì thế, không được ngâm chân nước nóng. Nhưng có thể ngâm chân với nước lạnh để giảm bớt các khó chịu vì nước lạnh làm cho mạch co lại, đồng thời hỗ trợ chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể ở trạng thái hoạt động tích cực dưới sự điều tiết bởi chất dịch thần kinh. Khi ngâm chân, nên ngâm từ phía dưới mắt cá chân trở xuống với nước lạnh khoảng 10 độ C khoảng 10 phút.
Sai lầm 4: Giãn tĩnh mạch luôn nhìn thấy được
Trong khi bạn có thể nhìn thấy chứng giãn tĩnh mạch ở ngay trên bề mặt của da thì chứng giãn tĩnh mạch cũng có thể xảy ra ở những vùng sâu hơn của cơ thể, ở những nơi bạn không nhìn tháy được. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào kết cấu chân của bạn. Nếu bạn có rất nhiều mô mỡ giữa da và cơ, bạn có thể không nhìn thấy tĩnh mạch bị giãn. Đôi khi những tĩnh mạch bê mặt chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm, vì vậy có rất nhiều vấn đề sức khỏe phía sau nó.
Sai lầm 5: Suy giãn tĩnh mạch chỉ xuất hiện ở người già
Đây là quan niệm rất sai lầm. Cuộc sống càng hiện đại, con người càng ít vận động, cộng thêm chế độ dinh dưỡng không hợp lý với những đồ ăn nhanh nhiều chất béo, khiến người có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch càng tăng. Có những bệnh nhân mới ngoài 30 đã có các biểu hiện như tê chân, chuột rút về đêm, cảm giác nặng chân, bồn chồn ở chân về chiều… tuy nhiên đến sáng hôm sau những dấu hiệu này lại biến mất khiến người bệnh chủ quan.
Nhiều trường hợp người bệnh có thêm các triệu chứng như ngứa lại tưởng mình bị mắc bệnh da liễu, hoặc đau lại tưởng mình bị khớp…. Chữa mãi không khỏi, chỉ đến khi bệnh nhân gặp được bác sĩ tim mạch hoặc mạch máu mới được phát hiện đúng bệnh.
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh có lúc triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài nhưng cũng có khi âm thầm. Theo các bác sĩ, giãn tĩnh mạch chân có 2 loại là giãn tĩnh mạch nông và giãn tĩnh mạch sâu. Nếu giãn tĩnh mạch nông thì người bệnh có thể phát hiện được với các triệu chứng trên da, nhưng giãn tĩnh mạch sâu thì không có biểu hiện trên da, có khi họ không biết mình bị bệnh.