Phù chân - hay còn gọi là phù ngoại biên, là một tình trạng do ngưng tụ nhiều chất lỏng tại vùng chân gây nên. Tình trạng này đa phần không gây đau đớn trừ khi có chấn thương đi kèm. Phù ngoại biên thường tập trung ở các vị trí xa tim và thấp so với có thể, do áp lực từ trọng lực.
Phù chân thường gặp ở những người cao tuổi. Đa phần, chúng do nhiều nguyên nhân gây nên chứ không hẳn chỉ do một nguyên nhân cụ thể nào đó. Phù cũng có thể ảnh hưởng nhiều bộ phận khác nhau chứ không chỉ ở chân.
1. Các nguyên nhân thường gặp gây phù chân
Vị trí phù chân: phù bàn chân, cẳng chân và mắt cá chân
Có rất nhiều nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng phù chân. Trong đa phần các trường hợp, phù chân xảy ra là kết quả của các yếu tố lối sống nhất định bao gồm:
Thừa cân: tình trạng thừa cân của cơ thể có thể khiến làm giảm tuần hoàn máu, dẫn đến tình trạng phù chân do việc máu kém lưu thông và bị ứ đọng nhất là tại các khu vực xa tim.
Đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài: khi các cơ bắp không được hoạt động trong thời gian dài cũng có thể khiến máu không được lưu thông đều đặn và gây ách tắc tại các khu vực xa tim và kéo theo tình trạng phù.
Phù chân cũng có thể do nguyên nhân từ sử dụng thuốc như:
Các thuốc dạng steriod
Các hormone như estrogen hay testosterone
Một số thuốc chống trầm cảm, bao gồm tricyclics và các chất ức chế monoamin oxidase.
Các thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDs), bao gồm ibuprofen và aspirin.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc cũng có thể gây phù chân khi làm giảm tuần hoàn máu khi làm tăng độ dày của mạch máu.
Tình trạng thay đổi thuốc và thay đổi cơ thể cũng có thể tác động như:
Thay đổi hormone tự nhiên trong thời kỳ mang thai (nồng độ estrogen và progesterone)
Cục máu đông tại mạch máu có thể làm tắc mạch và kéo theo phù
Chấn thương hoặc nhiễm trùng kéo theo tình trạng tăng cường máu đến khu vực ảnh hưởng và có thể kéo theo tình trạng phù, sưng
Suy tĩnh mạch chi dưới xảy ra khi các tĩnh mạch không được cung cấp máu đầy đủ và máu dồn xuống phần thấp của cơ thể
Phù bạch huyết hay tắc nghẽn bạch huyết gây tắc nghẽn quá trình vận chuyển hệ bạch huyết và cũng gây tình trạng phù
Tiền sản giật do sự gia tăng huyết áp kéo theo giảm lưu thông máu tại chân trong khi mang thai
Xơ gan do lạm dụng rượu bia hay nhiễm trùng (viêm gan B hoặc C) cũng gây phù ở nhiều khu vực trong đó có chân
2. Cách điều trị phù chân tại nhà
Có một số phương pháp mà bạn có thể thực hiện tại nhà, giúp giảm tình trạng phù chân bao gồm:
Sử dụng một chiếc gối kê cao chân khi nằm. Điều này giúp chân bạn cao hơn so với tim khi bạn nằm, giúp máu chảy về tim dễ dàng hơn, tăng cường lưu thông mạch máu.
Tích cực hoạt động và tập trung vào các hoạt động thể lực cho cơ bắp của chân
Giảm tổng lượng muối sử dụng hằng ngày. Điều này có thể giúp làm giảm lượng chất lỏng tích tụ nếu bạn gặp tình trạng phù chân
Tránh mặc các loại quần áo, dây đeo bó chặt vùng chân
Kiểm soát cân nặng tổng thể an toàn
Có thể dùng các loại tất hỗ trợ như tất ép chân giúp tăng cường lưu thông máu
Đứng dậy và đi lại ít nhất 1 giờ 1 lần, nhất là khi bạn phải ngồi hoặc đứng làm việc trong thời gian dài
3. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Phù chân thường không đến từ các nguyên nhân quá đáng lo ngại, song cũng có một số lý do mà bạn nên quan tâm đến. Một số lý do dưới đây có thể nghiêm trọng và bạn cần đến các cơ sở y tế hay gặp bác sĩ nếu gặp phải chúng. Có thể kể đến như:
Bạn mắc các bệnh về tim mạch hay bệnh thận và gặp tình trạng phù chân
Bạn mắc các bệnh về gan và gặp tình trạng phù chân
Các khu vực phù có dấu hiệu chuyển màu đỏ chứ không phải màu da thường, sờ ấm hơn các vùng da khác
Nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường
Bạn đang mang bầu và gặp tình trạng phù chân một cách đột nhiên hay phù nghiêm trọng
Bạn đã thử các biện pháp làm giảm tình trạng này tại nhà nhưng không có hiệu quả
Biểu hiện phù ngày càng trở nên trầm trọng
Đồng thời, bạn cũng nên đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu bạn gặp các triệu chứng như:
Đau, cảm giác chèn ép hay đau tức vùng ngực
Chóng mặt
Lú lẫn
Gặp trạng thái choáng váng hay ngất xỉu
Gặp tình trạng khó thở
Gặp các vấn đề về thở như thở ngắn, khó thở
4. Làm thế nào để tránh tình trạng phù chân?
Bản chất phù chân là một tình trạng không thể phòng trước được. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để giúp bạn tránh gặp tình trạng này nhiều nhất có thể. Một số phương pháp bao gồm:
Tập thể dục đều đặn để duy trì tuần hoàn tốt. Đối với người trưởng thành (từ 18-64 tuổi), Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) khuyến nghị nên thực hiện 150 phút những bài tập mức độ trung bình và 75 phút những bài tập nặng hàng tuần.
Tránh ngồi hay đứng quá lâu một chỗ. Bạn nên đứng dậy và đi lại xung quanh, tránh tình trạng ngồi hay đứng quá lâu trong một thời gian dài.
Giảm lượng muối tiêu thụ hằng ngày. Theo các chuyên gia, tổng lượng muối tiêu thụ nên ở mức dưới 2g/ngày.
Lời kết
Phù chân là một tình trạng bệnh lý hay gặp, thường do nhiều nguyên nhân gây ra và đa phần không phải là tình trạng quá đáng lo ngại. Nếu bạn gặp các biểu hiện đi kèm đáng lo ngại, bạn nên đến gặp bác sỹ để được khám và điều trị kịp thời.
Nguồn: Viện y học ứng dụng Việt Nam