Tổng hợp Tư Thế Hỗ Trợ Điều Trị Sau Phẫu Thuật Hiệu Quả

Các tư thế hỗ trợ điều trị sau phẫu thuật

1.Tư thế nằm ngửa thẳng dành cho : Điều trị sau ngất, sốc, choáng váng, chóng mặt

Tư thế dành cho những bệnh nhân điều trị sau ngất, sốc, choáng váng

  • Chỉ định : Bệnh nhân điều trị sau khi ngất, sốc, choáng váng, chóng mặt.
  • Chống chỉ định : Bệnh nhân hôn mê, nôn nhiều

Cách thực hiện :

Đặt bệnh nhân nằm thẳng lưng, đầu không có gối, hai chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Đặt gối mềm hai bên sườn bệnh nhân. Dụng cụ hỗ trợ bao gồm : Các loại gối và vòng đệm cao su.

2.Tư thế nằm ngửa đầu cao dành cho : Bệnh hô hấp, tim, người già

Tư thế dành cho người già, người bị bệnh hô hấp.

  • Chỉ định: Bệnh đường hô hấp, bệnh tim, giai đoạn dưỡng bệnh, người già.
  • Chống chỉ định: hôn mê, sau gây mê, rối loạn cảm giác nuốt, tăng tiết đờm rãi, khạc đờm khó.

Cách thực hiện : 

Đặt bệnh nhân nằm ngửa, nâng nhẹ đầu bệnh nhân lên, kê gối dưới đầu và vai bệnh nhân. Đặt vòng chống loét dưới mông khi bệnh nhân nằm dài ngày.

3. Tư thế nằm ngửa, đầu thấp nghiêng về một bên :

  • Chỉ định Sau xuất huyết cần đề phòng ngất, sốc; sau chọc tủy sống, lao đốt sống cổ, kéo duỗi xương đùi.
  • Chống chỉ định : hen phế quản, hôn mê,…

Cách thực hiện : 

Đặt bệnh nhân nằm, đầu không có gối, nâng cao phía chân giường theo chỉ định hoặc kê cao 2 cẳng chân bằng gối to kê gối dưới vai bệnh nhân.

4. Tư thế nửa nằm nửa ngồi (tư thế Fowler) dành cho : Phẫu thuật vùng bụng, khó thở, hen phế quản, tim

  • Chỉ định: sau phẫu thuật bụng, khó thở, hen phế quản, bệnh tim.
  • Chống chỉ định: rối loạn cảm giác nuốt, hôn mê, sau gây mê.

Cách thực hiện : 

  • Người phụ tá nâng bệnh nhân ngồi, giữ bệnh nhân.
  • Điều dưỡng nâng cao phía đầu giường 40 – 450 so với mặt giường; đặt gối và đỡ bệnh nhân nằm xuống. Có thể dùng gối to, dày để đỡ bệnh nhân khi giường không có giá đỡ.
  • Đặt gối cứng cuối giường để bệnh nhân tỳ gan bàn chân.
  • Đặt bàn nhỏ lên giường, để một gối nhỏ lên mặt bàn để bệnh nhân đặt tay.
  • Lót vòng đệm chống loét dưới mông khi bệnh nhân cần giữ tư thế Fowler dài ngày

5. Tư thế nằm sấp : Phẫu thuật vùng lưng, vùng cụt

  • Chỉ định: loét ép vùng lưng, vùng cùng cụt.
  • Chống chỉ định: bệnh nhân có thai, tổn thương lồng ngực, hôn mê.

Cách thực hiện : 

  • Người phụ tá đứng bên giường đối diện, giữ chân bệnh nhân.
  • Điều dưỡng đặt bệnh nhân nằm ngửa sát bên giường đối diện, đặt tay lên bả vai, mông bệnh nhân, lật nghiêng bệnh nhân về phía mình, đặt bệnh nhân nằm sấp, đầu nghiêng về một bên, đặt gối mềm kê một bên mặt, để hai tay bệnh nhân lên gối phía đầu.

6. Tư thế nằm nghiêng phải hoặc nghiêng trái : Mổ thận, đại tràng

  • Chỉ định: viêm màng phổi, mổ thận, mổ đại tràng, nghỉ ngơi.
  • Chống chỉ định: bệnh nhân có sốc, bệnh cột sống, suy hô hấp.

Cách thực hiện : 

  • Sau khi nhận định màng phổi viêm, thực hành để bệnh nhân nằm nghiêng về phía bệnh lý.
  • Người phụ tá đứng bên giường phía đối diện giữ bệnh nhân.
  • Điều dưỡng đặt bệnh nhân nằm ngửa, sát với người phụ tá, hai tay đỡ vai và mông bệnh nhân, lật bệnh nhân nghiêng về phía mình, đặt gối đầu, chân trên co nhiều, chân dưới co ít hoặc duỗi thẳng, không để hai chân đè lên nhau.

7. Tư thế nghỉ ngơi trị liệu lồng ngực

Tư thế nằm sấp nghiêng 1/4

  • Bệnh nhân viêm thùy phải trên, phân thùy sau của phổi.
  • Đặt bệnh nhân nằm sấp, hai tay đỡ vai và vùng mông, nhẹ nhàng nâng bệnh nhân nghiêng trái.
  • Người phụ tá đặt gối ở vùng ngực bụng, một gối mỏng ở vùng má tỳ xuống giường của bệnh nhân.
  • Nếu tổn thương thùy trái trên, phân thùy sau thì ngược lại.

Tư thế nằm ngửa, kê gối dưới mông

  • Bệnh nhân viêm thùy phải và trái dưới, các phân thuỳ đáy trước phổi.
  • Bệnh nhân nằm ngửa.
  • Điều dưỡng một tay đỡ thắt lưng, một tay đỡ đùi, nhẹ nhàng nâng bệnh nhân, người phụ tá luồn gối dưới mông nâng đến độ cao theo chỉ định.

Tư thế nằm sấp thẳng ngửa, kê gối dưới bụng và chân

  • Bệnh nhân nằm sấp, đầu nghiêng về một bên.
  • Luồn gối dưới bụng và bàn chân bệnh nhân.

Tư thế nằm nghiêng, kê gối dưới mông

  • Bệnh nhân viêm thùy phải hoặc trái dưới phân thùy bên phải.
  • Bệnh nhân nằm nghiêng, người phụ tá luồn tay xuống thắt lưng và mông nâng mông bệnh nhân, điều dưỡng luồn gối dưới mông bệnh nhân.

Tư thế tốt nhất dành cho những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản

Việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại góp phần lớn giúp hỗ trợ điều trị sau phẫu thuật rất hiệu quả. Với những bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất bạn nên nằm nghiêng trái và nâng cao tư thế khi ngủ.

Tư thế tốt nhất dành cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản

8. CÁCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT

Sau khi thực hành kỹ thuật phải nhận định bệnh nhân.

  • Theo dõi, đặc biệt là theo dõi nhịp thở để phòng tránh khó thở, suy hô hấp.
  • Thay đổi tư thế bệnh nhân 2 giờ/lần.
  • Giúp đỡ bệnh nhân trong ăn uống, vệ sinh cá nhân hàng ngày và khi cần.
  • Thực hiện các biện pháp phòng chống loét cho bệnh nhân.

———————————————————————————————–

☀️Gối giãn tĩnh mạch YOROKOBI:
– ĐẦU TIÊN & DUY NHẤT tại Việt Nam
– Được bảo hộ thương hiệu chống hàng nhái, hàng giả
– Được cố vấn bởi các chuyên gia đầu ngành xương khớp Việt Nam
– Thiết kế độc nhất ôm lấy bắp chân, phân bố đều lực lên gối, tạo cảm giác vô cùng êm ái

Hướng dẫn mua hàng

Cách 1: Mua hàng qua hotline 0983 999 086

Cách 2: Đặt hàng trên Website www.goikedanang.com

Cách 3: Inbox qua facebook http://m.me/goikedanang