TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - "THỦ PHẠM" GÂY NÔN TRỚ Ở TRẺ

15 Tháng Mười 2020


Nôn trớ là một biểu hiện thường gặp ở bất kì trẻ nào. Chắc hẳn người mẹ nào cũng tự thủ sẵn những “bí kíp gia truyền” để chữa nhanh triệu chứng của con.Nhưng mẹ có biết nôn trớ còn do rất nhiều nguyên nhân và trong mỗi trường hợp, mẹ cần có cách xử trí khác nhau để an toàn cho bé. Và thực tế ít bà mẹ nào nghĩ tới căn bệnh TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY (GERD)

tình trạng nôn trớ ở trẻ

Vì sao bé bị nôn trớ :


• Hệ thống tiêu hóa của trẻ còn non nớt và yếu ớt, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ
• Thời gian tiêu hoá: Sữa mẹ trong 45 phút tiêu 1/2 xuống ruột non vì các thành phần chất chính rất dễ hấp thụ. Trong khi đó, sữa công thức cần 80 phút để có thể tiêu 1/2 xuống ruột non, với lượng chất thải (không tiêu thụ được) cao hơn do độ kết tủa nhiều và khó tiêu của casein, thành phần protein chính trong sữa công thức. Vậy trẻ ăn sữa công thức dễ bị nôn trớ hơn
Trớ sữa càng sớm, càng thường xuyên, tâm vị càng dễ bị kích thích, gây tình trạng nặng hơn, từ trớ sữa sinh lý sang trào ngược thực quản bệnh lý.

Nôn trớ thông thường/ Nôn trớ sinh lý:

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh:

Hiện tượng trớ sữa hay gặp ở trẻ sơ sinh do dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang và hoạt động chưa hoàn thiện, đây là tình trạng sinh lý bình thường, trẻ sẽ tự hết sau khoảng 6 tháng tuổi trở đi. Bố mẹ tiếp tục duy trì việc bế trẻ vỗ ợ hơi sau khi bú (kể cả bú mẹ) như đang làm em nhé. Ngoài ra, tích cực cho con bú mẹ vì sữa mẹ là nguồn dưỡng chất dễ hấp thu. Đặc biệt lưu ý không cho trẻ bú quá nhiều mỗi cữ bú, nên cho bú theo nhu cầu của trẻ. Với trẻ bú bình, vì bé bú nhiều mà dạ dày còn nhỏ nên dẫn đến nôn trớ. Bố mẹ thấy bé mút khỏe nên nghĩ bé còn đói, nhưng thực ra bé có phản xạ bú mút từ khi còn trong bụng mẹ. Khi trẻ bú bình, lưu ý để bình sữa nghiêng để sữa ngập núm vú, không để trẻ nuốt hơi trong bình quá nhiều.

Trẻ sơ sinh có thể thỉnh thoảng trớ 1 ít sữa sau bú, có thể nấc cụt, ho nhẹ. 50% trẻ có hiện tượng này vài lần 1 ngày trong 3 tháng đầu, và 5% bị đến 12 tháng tuổi. Bé phát triển mạnh khoẻ bình thường và không có gì phải lo lắng.

Nôn trớ bệnh lý:

Nôn trớ ở trẻ nhỏ và sơ sinh do nguyên nhân bệnh lý thường gặp nhất là hiện tượng trào ngược dạ dày - thực quản. Hiện tượng này xuất hiện khi cơ vòng thực quản đóng không kín. Vòng van giữa thực quản và dạ dày của các bé không đủ mạnh để cản thức ăn từ dạ dày trào lên thực quản, đôi khi trào ra miệng. Đây là hiện tượng một phần các chất chứa trong dạ dày đi ngược lên thực quản. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ dưới 18 tháng tuổi.
- Triệu chứng: Trẻ thường chớ ra dịch có mùi chua, lượng dịch chua nhiều hơn sau khi ăn và thường xảy ra khi ngủ, khóc khi bú (đối với trẻ nhỏ).
Ở trẻ lớn hơn thường bị kết hợp với ợ chua, nóng rát sau thực quản, viêm thực quản, viêm thanh quản.

I. Cách xử trí khi bé bị nôn trớ trào ngược dạ dày:


1. Hiểu biết về dung tích dạ dày của trẻ theo ngày tuổi tháng tuổi, để cho bé bú mỗi cữ vừa đủ. Và để đảm bảo đủ dinh dưỡng trong ngày các mẹ cho bé bú nhiều cữ hơn. Số cữ theo nhu cầu của bé, khoảng 14 cữ trong ngày đầu đến 10 cữ sau tuần đầu và 8 cữ sau tháng đầu.
2. Bú ti mẹ trực tiếp: Trẻ bú mẹ ngay từ sơ sinh, giảm nhiều nguy cơ trào ngược này, do (1) lượng sữa non của mẹ đúng bằng dung tích dạ dày con, (2) sữa mẹ xuống từng đợt và có độ béo tăng dần trong cữ bú giúp bé nhận biết và tự động dừng bú khi đầy dạ dày (3) sữa mẹ không gây dị ứng (4) bú mẹ đúng cách bé không bị nuốt không khí cùng với sữa (5) sữa mẹ nhẹ bụng, dễ tiêu.
3. Cho bé ăn nhiều bữa nhỏ thay vì một bữa ăn lớn. Thêm các món đồ ăn nhẹ giữa bữa ăn và hạn chế lượng thức ăn tiêu thụ trong một lần.
4. Sau khi bé bú xong, nên cho bé ợ hơi và bế bé thẳng đứng thêm 15' - 30' trước khi cho bé nằm.

giảm nôn trớ do trào ngược dạ dày ở trẻ
5. Ăn tối sớm, ít nhất 3 giờ trước khi ngủ

II. Dùng gối trào ngược dạ dày kê cao phần thân trên cơ thể bé

Với thiết kế đăc biệt, chiếc gối này có thể giúp cố định được tư thế đúng của bé sau khi bú no. Nghĩa là lúc này vị trí đầu sẽ cao hơn dạ dày của bé. Do vậy mà giảm được tình trạng trào ngược dạ dày và hạn chế được lượng thức ăn trào ngược từ dạ dày lên miệng

Phụ huynh nên chọn gối có dộ dốc từ 11-15 độ bởi điều này được các bác sĩ nhi khoa châu Âu kiểm chứng là độ dốc lý tưởng đối với các trẻ sơ sinh nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng trào ngược dạ dày. Độ dốc này còn giúp bé hô hấp dễ dàng hơn sau khi ăn no.

gối chống trào ngược dạ dày ở trẻ

Ngoài ra, khi cho trẻ bú nằm nên để bé nằm bú trên mặt phẳng nghiêng. Hoặc cả mẹ và bé đều nằm trên 1 mặt phẳng nghiêng

Gối chống trào ngược cho bé còn có thể chèn khi bé bú nằm

Mẹ có thể tận dụng gối kê lưng như dưới đây để nằm cho bé bú

Gối kê nằm cho con ti

Để lại bình luận của bạn